Chế độ dinh dưỡng trong các suất ăn cho học sinh tiểu học hiện nay được các bậc phụ huynh và thầy cô đặc biệt quan tâm. Ở lứa tuổi này các chất dinh dưỡng thiết yếu không chỉ giúp trẻ phát triển về thể chất và trí tuệ, mà còn cung cấp năng lượng để trẻ học tập và vui chơi. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học trong từng suất ăn vô cùng quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.
Với nhiều năm là đơn vị cung cấp suất ăn trường tiểu học, công ty cung cấp suất ăn công nghiệp HOÀNG ANH TÚ luôn hiểu và đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong từng suất ăn đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho suất ăn trường tiểu học gồm những gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Các nhóm chất quan trọng trong suất ăn trường tiểu học
Như chúng ta đã biết, mỗi loại thực phẩm có chứa một số loại chất dinh dưỡng ở tỷ lệ khác nhau vì vậy suất ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm (10 – 15 loại thực phẩm) từ 4 nhóm chính. Các chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng suất ăn sẽ hoàn hảo phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Suất ăn trường tiểu học phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau đây.
GLUCID (chất bột đường)
Glucid thường có trong các thực phẩm giàu tinh bột như cơm và các sản phẩm chế biến từ gạo như bún, bánh, phở…Chất bột còn có trong một số thực phẩm như: ngô, khoai, sắn. Đây đều là những thực phẩm trong nhóm ngũ cốc vừa cung cấp chất tinh bột (cho năng lượng) vừa là nguồn chất xơ tốt. Suất ăn trường tiểu học luôn đa dạng và đầy đủ các chất tinh bột cần thiết, đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng để giúp trẻ có nhiều năng lượng cho học tập.
PROTEIN (Chất đạm)
Protein là thành phần quan trọng không thể thiếu, nó là nguồn cung cấp năng lượng và giúp cho cơ thể hoạt động tích cực hơn. Đối với cơ thể, Protein đảm nhiệm vai trò xây dựng và tái tạo tất cả các mô cơ thể, nó giúp chuyển hóa và tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Trong suất ăn trường tiểu học sẽ có các món ăn giàu đạm được chế biến từ động vật như (lợn, bò, gà, vịt, ngan…), hay từ cá, cá biển, trứng, tôm, cua; và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
LIPID (Chất béo)
Lipid hay vẫn gọi là chất béo là một dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nó có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Thành phần này không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà còn cung cấp năng lượng cao và giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K – những vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trong suất ăn này sẽ được kết hợp từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như: dầu và mỡ, như thịt mỡ, mỡ cá, bơ, sữa, váng sữa, lòng đỏ trứng… hay dầu thực vật, lạc, vừng…
VITAMIN và khoáng chất
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có hàm lượng trong cơ thể không cao nhưng tác dụng mạnh và đặc hiệu. Thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng. Tất cả các loại vitamin đều cần thiết đối với sự chuyển hóa, phát triển của trẻ, đặc biệt về nhu cầu vitamin A và vitamin C. Luôn chú trọng vào các thực phẩm giàu vitamin như: thịt, trứng, cá, tôm, gan, tim,… Đây cũng là những thực phẩm bổ sung chất khoáng hiệu quả cho xương và các bộ phận trong cơ thể.
Tiêu biểu như Vitamin C, một dạng rất cần thiết cho sự tạo máu va giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Nhu cầu vitamin C ở độ tuổi này cần từ 55-60mg/ngày và phải được cung cấp đủ hàng ngày. Hiểu được điều đó, suất ăn công nghiệp cho học sinh phải luôn đầy đủ các loại rau, củ quả, được chế biến phù hợp theo từng mùa. Ngoài ra, thực đơn trong suất ăn thường xuyên có các loại thực phẩm như: tôm, cua, cá để cung cấp các khoáng chất cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.
Trong các suất ăn sẽ ưu tiên cho trẻ nguồn thức ăn động vật (thịt, cá, tôm, trứng…) nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Sắt trong nguồn thức ăn này có hàm lượng cao và dễ hấp thu.
Chế độ ăn cho trẻ trường tiểu học
Mỗi lứa tuổi sẽ phù hợp với những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Và ở lứa tuổi tiểu học, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì hay những hiện tượng khác. Tình trạng này ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong những năm trở lại đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ chất trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.
Năng lượng bữa trưa học đường đáp ứng 30-40% nhu cầu năng lượng khuyến nghị một ngày theo từng lứa tuổi, năng lượng bữa phụ đáp ứng 5-10% nhu cầu năng lượng. Protein cung cấp 13-20% năng lượng khẩu phần, lipid cung cấp 25-30% năng lượng khẩu phần, glucid cung cấp 55- 65% năng lượng khẩu phần.
Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này theo như bảng sau:
Từ nhu cầu trên, chuyên gia dinh dưỡng của HOÀNG ANH TÚ đã đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp để áp dụng cho từng suất ăn cho trường tiểu học. Hãy lựa chọn HOÀNG ANH TÚ để mang lại những suất ăn công nghiệp với chất lượng, dịch vụ tốt nhất và tối ưu về chi phí.